Vải Viscose là gì ? 1 số đặc điểm và ứng dụng của vải Viscose.

Vải Visco

Vải Viscose là gì? 1 số đặc điểm và ứng dụng của vải Viscose. Hay cùng Fakivi tìm hiểu về loại vải này nhé. Vải Viscose là một loại vải khá bền, mịn khi chạm vào. Nó là một trong những loại vải được ưa chuộng và phổ biến nhất thế giới.

Tên vảiViscose
Tên gọi khácRayon
Thành phần vảiXenlulo từ gỗ và các chất tổng hợp
Các biến thể số lượng sợi vải có thể có300-600
Khả năng hút ẩmRất thoáng khí
Khả năng giữ nhiệtTrung bình
Khả năng kéo dài (cho)Trung bình
Dễ bị vón cục / sủi bọtTrung bình
Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiênVương quốc Anh
Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nayTrung Quốc
Nhiệt độ giặt khuyến nghịLạnh
Thường được sử dụng trongQuần áo, đồ gia dụng, lụa thay thế
Tóm tắt các đặc tính của vải Viscose

Vải Viscose là gì?

Vải Viscose là gì
Vải Viscose là gì

Vải Viscose hay có tên gọi khác là Rayon ( Rayon là một chất tham gia vào quá trình sản xuất vải Viscose, là một loại chất lỏng sánh). Chất này là một hỗn hợp hữu cơ ( cellulose như tre, gổ, … ), nhưng trong quá trình sản xuất có sự tham gia của rất nhiều loại hóa chất khác nhau nên sau khi thành vải thì loại vải này được xếp vào loại vải bán tổng hợp.

Đọc thêm : Đặc điểm của vải sợi tre và ứng dụng.

Quy trình sản xuất vải Viscose?

Quy trình sản xuất vải Viscose
Quy trình sản xuất vải Viscose

Với mong muốn tìm ra một loại vải có thể thay thế các tấm vải lụa đắt đỏ từ phương Đông bằng loại vải có giá phải chăng hơn nhưng vẫn có các đặc tính của lụa tự nhiên thì các nhà phát minh nước Anh đã tạo ra được loại vải mang tên Viscose này.

Sau nhiều lần thí nghiệm thì ba nhà phát minh người Anh có công lớn tạo ra loại vải này là Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle. Năm 1892, ba nhà phát minh này đã được cấp bằng sáng chế về quy trinh sản xuất. Đến năm 1905, vải Viscose đã có mặt trên thị trường.

Những ngày đầu ra đời, vải Visco chủ yếu được sản xuất tại Anh quốc và Mỹ. Nhưng theo thời gian, việc sản xuất được dịch chuyển các nước đang phát triển nhờ giá nhân công rẻ và việc bảo vệ môi trường ở các nước này không khắc khe như các nước phát triển. Ngày nay, các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladed được coi là nhà sản xuất chủ yếu của thế giới.

Bước 01: Khai thác Cellulose: Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc khai thác gỗ, tre, … để có thể tạo ra cellulose thô. Cellulose chiếm ít nhất 90 % thành phần của vải.

Bước 02: Chuyển Cellulose thành kiềm: Sau khi có Cellulose, chúng được trộn với sút để biến thành Cellulose kiềm. Mục đích của việc biến đổi thành Cellulose kiềm là nhằm loại bỏ các tạp chất trong Cellulose.

Bước 03: Ép: Cellulose kiềm được ép bằng rulo để loại bỏ chất lỏng thừa. Sau khi ép thì được cát nhỏ và xay vụn để có “vụn trắng”.

Bước 04: Già hóa: Khi có “vụn trắng” rồi thì người ta cho tiếp xúc với oxy nguyên chất để làm già hóa. Sau khi già hóa thì chúng được cho tiếp xúc với CS2 để tạo ra một chất mới là “miếng vụn màu vàng”.

Bước 05: Làm chín: Những “miếng vụn màu vàng” này được cho hòa tan để ” chín ” trong vài giờ.

Bước 06: Lọc và ép: Sau khi “chín”, nó được lọc để loại bỏ phần bọt khí chỉ lấy phần ” vụn màu vàng “. Tiếp theo nó được ép vào một thiết bị có nhiều lổ nhỏ như vòi hoa sen để tạo các sợi gọi là Cellulose tái sinh.

Bước 07: Ngâm axit và hoàn tất: Lấy những sợi Cellulose tái sinh này ngâm vào H2SO4 để tạo ra sợi Rayon. Những sợi Rayon này được kéo thành sợi để dệt vải cho chúng ta sử dụng.

Phân loại vải Viscose

Mặc dù cũng là vải Viscose, nhưng với sử dụng phương pháp khác nhau thì sẻ có những loại vải khác nhau. Phương pháp được phát triển vào thế kỷ XIX vẫn còn được sử dụng, với với sự phát triển của khoa học thì chúng ta còn có nhiều phương pháp khác. Sau đây là một số loại vải Viscose được các nhà sản xuất tạo ra.

Vải Viscose nitrocellulose ( C6H7O2 (ONO2)3 ): Loại vải Rayon đầu tiên được sản xuất có tên là Nitrocellulose C6H7O2 (ONO2)3 . Nó được phát triển năm 1855 gọi là “lụa nhân tạo” và đưa vào sản xuất thương mại năm 1891. Vì là vải dể cháy và giá thành sản xuất cao hơn một số vải cùng chủng loại nên nhưng năm 1900 nó đã không còn sản xuất nữa.

Anhydride acetic ( C4H6O3): Là quá trình sản xuất mà người ta cho phản ứng giữa cellulose và Anhydride acetic ( C4H6O3 ) để tạo ra vải Rayon. Nhưng với phương pháp này thì cũng đã không còn được áp dụng để sản xuất vải.

Lyocell hay Tencel: Là cách mà nhà sản xuất hòa tan Cellulose vào dung môi có tên là N-Methylmorpholine N-oxide ( C5H11NO2 ). Mặc dù về mặc hóa học thì không đồng nhất với Rayon, nhưng vì chúng có độ bền và cảm giác giống nhâu nên người ta vẫn xếp loại này là một loại Rayon.

Modal: Loại Rayon này cứng và bền hơn nhiều so với các loại Rayon khác. Nó thường được kết hợp thêm với spandex để tạo thêm co giãn cho sản phẩm và thường dùng làm đồ lót và ga trải giường.

Đặc điểm vải Viscose

Nơi sản xuất vải Viscose
Nơi sản xuất vải Viscose

Ưu điểm

Thoáng khí và hút ẩm: Với chất vải mỏng và có kết cấu từ sợi Cellulose nên vải rất thoáng khí và hút ẩm tốt không thua gì so với vải cotton.

Mềm mại: Vì là chất liệu được tạo ra để thây thế lụa nên loại vải này rất mềm mại, không tạo ra những ma sát khó chịu cho người mặc.

Thân thiện với môi trường: Vì được làm đa phần là từ gỗ tự nhiên nên khả năng phân hủy và tái chế tốt hơn rất nhiều với các chất liệu nhân tạo khác.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm thì nhược điểm cũng không hề nhỏ.

Phá rừng: Vì được làm từ gỗ tự nhiên nên nguyên liệu đầu vào vào là những cây rừng. Nên để đảm bảo không phá rừng thì cần có một vùng trồng rừng dùng để làm nguyên liệu cần được quang tâm đúng mức.

Sử dụng nhiều hóa chất: Mặc dù chúng được sản xuất từ nguồn gốc thực vật rất thân thiện với môi trường nhưng để sản xuất được vải Viscose thì nhà sản xuất cần sử dụng một số loại axit có độ pH cao làm xúc tác và phụ gia. Trong đó có thể kể đến như H2SO4 . Mặc dù có thể tận dụng và sử lý chất thải, xong việc gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, … là việc cần được nhắc đến.

Ứng dụng của vải Viscose

Vải Viscose được mệnh danh là thay thế vải lụa tơ tằm để hạ giá thành sản xuất nên chúng rất nhẹ. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc may ga trải giường, rèm cửa, áo quần thường ngày.

Như vậy là Fakivi chia sẻ xong phần Vải Viscose là gì ?1 số đặc điểm và ứng dụng của vải Viscose . Cám ơn bạn đã đọc .