Vải đậu nành: nguồn gốc và ứng dụng

Tên vảiVải đậu nành
Vải còn được gọi làCashmere thực vật, cashmere thuần chay, tơ đậu nành, sợi protein đậu nành
Thành phần vảiXơ có nguồn gốc từ các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp đậu nành
Các biến thể số lượng sợi vải có thể có100-500
Khả năng thở của vảiCao
Khả năng hút ẩmTrung bình
Khả năng giữ nhiệtThấp
Khả năng co giãn Cao
Dễ bị vón cục / sủi bọtCao
Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiênHoa Kỳ
Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nayHoa Kỳ hoặc Trung Quốc
Nhiệt độ giặt khuyến nghịGiặt máy mát hoặc ấm
Thường được sử dụng trongVải bọc, váy, áo ba lỗ, váy, bộ quần áo, áo sơ mi, quần áo thể thao, quần áo trẻ sơ sinh, bộ đồ giường
Tóm tắt về vải đậu nành

1. Vải đậu nành là gì?

Cùng Fakivi tìm hiểu thêm vải đậu nành, là loại vải được làm ra từ các phế phẩm của quá trình chế biến thực phẩm từ đậu nành. Với độ mềm mại được so sánh với lụa, đến nổi được mệnh danh là vải “cashmer thực vật”.

2. Lịch sử hình thành của vải đậu nành.

Dù cho độ phổ biến của loại vải này không được như các loại vải khác như lụa, cotton, … nhưng lịch sử hình thành cũng có nhiều điều đáng nhớ.

Ai cũng biết đến Henry Ford, người sáng lập ra hãng xe hơi Ford nổi tiếng toàn cầu. Người được cho là người đầu tiên tạo ra vải đậu nành chính là ông ấy, Henry Ford. Thật không thể tin được đúng không nào, nhưng đó là sự thật. Để Fakivi kể cho bạn nghe nhé.

Năm 1940, Henry Ford bắt đầu kế hoạch sản xuất vải đậu nành kết hợp với len để cho ra vải để bọc cho những chiếc xe hơi của hãng. Ông cũng là người có công lớn trong việc ứng dụng vào thực tế đời sống. Ví như ông là người mặc trang phục làm bằng vải đậu nành, hay 1941 ông đã đeo cravat đầu tiên được làm bằng vải đậu nành khi kỷ niệm sinh nhật 78 tuổi của mình.

Ông còn có ý tưởng xa hơn là tạo ra những chiếc xe hơi mà nội thất của chúng được bọc bằng những mảnh vải đậu nành. Nhưng chiến tranh thế giới thứ II xuất hiện thì kế hoạch đã không tồn tại lâu. Tuy nhiên, những chiếc xe được sản xuất trong giai đoạn 1941-1945 được bọc bằng vải đậu nành bên hông xe.

Đến năm 1999, các kỹ sư đã phát triển quy trình sản xuất vải đậu nành có chi phí và hiệu quả tối ưu hơn rất nhiều. Đến năm 2003 thì quy trình sản xuất này được phổ biến trên thế giới, với sự tham gia của các tổ chức bảo vệ môi trường thì nó được các nhà tạo mẫu và người tiêu dùng quan tâm đặc biệt.

Nhưng dù vậy thì mức độ phổ biến thì khá hạn chế.

3. Vải đậu nành được sản xuất như thế nào?

Vải đậu nành
Vải đậu nành

Vải đậu nành là loại vải duy nhất được dệt ra từ protein thực vật và cũng là loại vải duy nhất được dệt từ phụ phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm.

Sau đây là các bước để sản xuất vải đậu nành

3.1. Phân lập protein đậu nành

Vỏ đậu nành thường được cho là phế phẩm không có giá trị, ngoại trừ được tận dụng để là chất đốt hay sau này là nguyên liệu để làm phân hữu cơ cho nông nghiệp. Các nhà sản xuất sử dụng các quy trình tự nhiên để tách protein từ vỏ đậu nành ra khỏi các thành phần khác của vỏ đậu nành. Người ta cũng có thể chiết xuất protein trực tiếp từ đậu nành, nhưng cách này ít sử dụng hơn.

3.2. Tách protein vỏ đậu nành bằng nhiệt, kiềm hay enzym

Protein tự nhiên của vỏ đậu nành không thể sử dụng để dệt vải do nó có độ thô tự nhiên.

Để xử lý độ thô này, người ta có thể dùng kiềm hay enzym. Nhưng nếu sử dụng kiềm để xử lý thì chất thải của quá trình xử lý này không thân thiện với môi trường, nên người ta sử dụng phương pháp enzym để xử lý kèm với gia nhiệt. Phương pháp sử dụng emzym thì thân thiện hơn rất nhiều.

3.3 Kéo sợi

Để có các dạng sợi mong muốn thì người ta thực hiện quay sợi. Sau khi có các sợi thì sợi này đã sẵng sàng để dệt vải. Tuy nhiên để tăng độ bền cho sợi trước khi dệt thì người ta còn cho qua quá trình xử lý formaldehyde.

Quá trình xử lý formaldehyde gây ra các nguy cơ gây ung thư, nên người ta đã sử dụng axit polycarboxylic để thay thế để tránh gây nguy hai cho con người va môi trường.

3.4 Dệt sợi

Sau khi đã hình thành thành các sợi thì người ta tiến hành nhuộm sợi rồi dệt ra các tắm vải với các kích thước và màu sác theo yêu cầu vào các buloong để mang ra thị trường.

4. Ứng dụng vải đậu nành

Do có tính đàn hồi tự nhiên tốt, nên loại vải này thường sử dụng để may những trang phục tiếp xúc trực tiếp cơ thể như áo lót, quần b, …

Nhờ khả năng thoáng khí cao nên chúng cũng được ưa chuộng trong các trang phục thể thao, nhưng vì chúng có độ bền thấp nên chúng cũng bị hạn chế phần nào trong phần ngách này.

Đặc tính hàng đầu của loại vải này là mềm mại, nên chúng được sử dụng nhiều cho may trang phục trẻ em hay với những người có làn da nhạy cảm. Với sự mềm mại trong sang trọng thì khi khoác lên những trang phục như áo sơ mi hay dùng trong trang trí nội thất mà được may từ vải đậu nành càng làm cho chúng thêm nổi bật.

Xem thêm: Vải sợi tre

5. Phân loại vải đậu nành

Mặc dù thành phần chính của vải là protein thực vật trong vỏ đậu nành, xong để nâng cao các đặc tính vốn có và khắc phục hạn chế của loại vải này thì người ta đưa ra các phương pháp khác nhau để có loại vải có các đặc tính theo yêu cầu.

5.1. Vải đậu nành nguyên chất

Là cách mà nhà sản xuất xử lý các protein có trong vỏ đậu nành để có độ co giãn tốt, thoáng khí và có độ bóng bề mặt cao. Tuy vậy, với cách này thì vải dệt ra có độ bền không cao và khó nhuộm hơn.

5.2. Hỗn hợp đậu nành và bông

Để khắc phục độ bền kém khi dệt bằng sợi đậu nành nguyên chất thì người ta pha bông vào trong quá trình sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo độ bóng của mặt vải. Loại vải này được sử dụng nhiều trong trang phục thể thao.

Ngoài ra, người ta cũng sử dụng len để có lọa vải vừa có đặc tính của len và vải đậu nành.

6. Bảo quản

Cũng giống như hầu hết các loại vải tự nhiên khác như sợi tre, lụa, … thì trong quá trình sử dụng cần lưu ý :

  • Tránh sử dung chất tẩy rửa mạnh hay ngâm trong chất tẩy rửa.
  • Tránh tác động lực mạnh khi vệ sinh và hạn chế sử dụng máy giặt,
  • Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Qua đây, Fakivi đã giới thiệu thêm một loại vải mới thân thện với môi trường nhưng vẫn đáp ứng cho các nhu cầu về may mặc cho mọi người. Góp phần nào đa dạng trong lựa chon chất liệu may trang phục và trang trí nội thất.